Khi nói về thứ gì đó "nóng bỏng" tại quán cà phê của người Việt ở Mỹ, chắc chắn bạn không chỉ nhắc đến cà phê. Dọc các khu phố ở Little Saigon, đặc biệt là phố Euclid ở Garden Grove, là nơi tập trung nhiều quán cà phê bikini.
Đây là địa điểm mà nhiều đàn ông Mỹ gốc Việt thường lui tới để thư giãn, uống cà phê, tán gẫu với bạn bè hoặc đơn giản chỉ để ngắm các nữ tiếp viên ăn mặc hở hang.
Trang phục của các nữ tiếp viên chỉ là hai mảnh vải che đi chỗ nhạy cảm trên cơ thể, đôi giày cao gót hơn 10 cm và trang điểm son phấn lòe loẹt nhằm hút khách. Vào ban đêm, những bộ hai mảnh đó diêm dúa hơn để tăng sự gợi cảm.
Quán Cafe Lú trên đại lộ Harbor và Cafe Di Vang 2 ở phố Euclid, Santa Ana, California luôn chật kín khách suốt ngày đêm mặc dù chỉ phục vụ cà phê, trà và sinh tố, không có rượu, đồ ăn, thậm chí là ăn nhẹ.
![]() |
Nhân viên ăn mặc mát mẻ tại quán cà phê Cafe Lú ở Mỹ. Ảnh: OC Register |
"Người Việt yêu thích cà phê. Tuy nhiên, ý tưởng để các cô gái gợi cảm làm bồi bàn chắc chắn không bắt nguồn từ Việt Nam", Natalie Nguyễn, chủ quán Cafe Lú - người Mỹ gốc Việt, nói.
Đám khói trắng mỏng bay lơ lửng trên đầu các vị khách, chủ yếu là nam giới. Tiếng nhạc lớn, hầu hết là bài nhạc Việt hoặc Mỹ. Các vị khách đôi lúc nhìn lên TV màn hình phẳng để coi trận đấu thể thao trong ngày, thỉnh thoảng liếc sang những cô tiếp viên "mát mẻ" đang bê khay đồ uống đi qua đi lại.
Theo vài chủ quán và khách hàng, loại hình cà phê này xuất hiện đầu tiên ở Little Saigon, quận Cam. Tuy nhiên, nó lan dần sang các khu Little Saigon khác như ở San Jose, Seattle và Houston.
Cũng giống như Cafe Lú, quán GZ Cafe tại thành phố Stanton, bang California do một người Mỹ gốc Việt là Rachel Tran làm chủ. GZ Cafe mở cửa từ năm 2011 tại thành phố Garden Grove, sau đó chuyển đến Stanton vào tháng 12 năm ngoái để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng.
Các cô gái ở đây khá trẻ, chỉ từ 19-28. Họ phải mặc trang phục hở hang để hút khách. Lương bổng của tiếp viên nhận được cũng ở mức cao do giá thành đồ uống khá đắt. Tuy nhiên, hình thức này vẫn hút được nhiều cánh mày râu do sự tò mò và hiếu kỳ.
Chiêu thức để hút khách
Các cô gái giúp thu hút thực khách tới quán đông hơn và quan trọng là họ muốn quay lại lần sau.
"Chúng tôi cũng bán cà phê giống như Starbucks, nhưng nếu chỉ là một nơi cung cấp cà phê và chẳng có gì hơn thì lý do để khách hàng trở lại với chúng tôi là gì?", D. Nguyen, chủ quán Cafe Di Vang 2 ở phố Euclid, Garden Grove, nói.
![]() |
Dùng nhân viên nữ mặc hở hang là cách để hút khách hàng tại nhiều quán cà phê của người Việt tại Mỹ. Ảnh: OC Register |
Trang OC Register dẫn lời Randall Hiatt, chuyên gia và là chủ tịch công ty tư vấn Fessel International về lĩnh vực nhà hàng ở quận Cam, nhận định, các quán cà phê của Việt Nam đang tạo ra một thị trường riêng cho chính nó và phát triển trong khi những loại hình bán cà phê khác gặp khó khăn.
Một cô gái gốc Việt họ Phạm, 23 tuổi cho biết, cô phục vụ ở quán cà phê này nhưng giấu bố mẹ. Vanna, tiếp viên khác, lại tỏ ra khá thoải mái với công việc: "Chúng tôi bán cà phê, không bán thân".
Hầu hết khách hàng tới quán đều là khách quen. Nguyen Than, 37 thường đến quán vào các buổi trưa và coi đây là cách để thư giãn.
"Tôi thực sự không mấy quan tâm tới các cô gái, cũng không biết nhiều về họ. Tôi cũng không chạm vào họ, chỉ là tôi cảm thấy thoải mái khi tới đây", Than nói.
Sonny Tran, 35 tuổi cho biết, chính những tiếp viên "mát mẻ" là sức hút khiến anh vào đây. Anh thường đến quán nói chuyện phiếm với các cô gái, đôi khi trêu chọc và tận hưởng không khí vui vẻ.
Chính quyền kiện và yêu cầu đóng cửa
![]() |
Quán GZ Cafe bị chính quyền Stanton kiện. Ảnh: ABC |
Gần đây, chính quyền Stanton, California đã đệ đơn kiện quán GZ Cafe do "gây phiền toái nơi công cộng" và kêu gọi quán đóng cửa nếu như không thực hiện đúng quy định của thành phố.
Các cáo buộc bao gồm nhân viên để lộ bộ phận nhạy cảm, hút thuốc và mở cửa quá thời gian cho phép.
Một vài người dân phàn nàn về mùi khói thuốc ở quán làm ảnh hưởng tới xung quanh. Nhiều người bán hàng xung quanh cũng tỏ ý muốn quán đóng cửa.
"Bao cao su vương trên mặt đất. Các cô gái mặc bikini nhưng nếu bạn 'thỏa thuận', họ có thể khỏa thân", một phụ nữ thường lui tới khu vực này cho biết.
Tuy nhiên, chủ sở hữu quán phủ nhận các cáo buộc và cho biết đã tuân thủ mọi yêu cầu của chính quyền Stanton cũng như quy định của địa phương.
(Theo Zing)
" alt=""/>Cà phê bikini của người Việt tại Mỹ2. Làm việc ngay
Một số người làm việc chăm chỉ mọi lúc và ngay cả khi vừa thức dậy. Tuy nhiên, việc thiếu máu cung cấp cho não vào thời điểm này không chỉ dẫn đến hiệu quả làm việc thấp mà còn gây mệt mỏi.
Khi bạn thức dậy, tốt nhất là nằm trên giường, suy nghĩ về kế hoạch trong ngày và để cho các cơ và máu đang nghỉ ngơi dần thức dậy. Sau đó từ từ đứng dậy và thực hiện một số động tác giãn cơ.
3. Tập thể dục nặng
Trong trường hợp có nhiều thời gian, tập thể dục vừa phải vào buổi sáng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người bắt đầu tập thể dục mạnh mẽ vào buổi sáng, chẳng hạn như nhảy dây, chạy..., mệt mỏi và thở hổn hển.
Tập thể dục vào buổi sáng sẽ phá vỡ nhịp tự chủ, khiến mọi người lo lắng suốt cả ngày. Người cao tuổi cũng dễ bị cấp cứu tim mạch và mạch máu não như nhồi máu cơ tim.
4. Ăn uống
Buổi sáng sớm, dạ dày ở trong trạng thái "nửa mơ và nửa tỉnh", và phải mất mười phút đến nửa giờ để thức dậy hoàn toàn.
Vào buổi sáng, lượng nước bọt và dịch dạ dày tương đối ít. Nếu bạn ăn ngay, đặc biệt nếu bạn ăn một số thực phẩm khó tiêu như thịt thì sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.
5. Gấp chăn
Theo một nghiên cứu của Đại học Kingston ở Vương quốc Anh, ngay cả trong một phòng ngủ rất sạch sẽ, có ít nhất 15 triệu con ve trong chăn trên mỗi chiếc giường.
Do mạt bụi trong phòng không dễ tồn tại trong môi trường khô ráo, tiếp xúc, nên các mền xếp chồng lên nhau sẽ dễ dàng bảo quản nhiệt độ và mồ hôi của cơ thể, do đó tạo điều kiện sống cho mạt bụi.
Ngoài ra, mọi người thải ra một lượng lớn khí thải trong một giấc ngủ đêm, bao gồm 149 loại chất hóa học như carbon dioxide và khoảng 150 loại chất bốc hơi từ mồ hôi và các chất này được hấp phụ trên chăn.
Ngay sau khi thức dậy, các chất này không dễ bị tiêu tan, dẫn đến sự tích tụ các chất có hại và sự phát triển của vi sinh vật, không chỉ làm thay đổi bản chất của sợi quilt mà còn được cơ thể hấp thụ trở lại vào ban đêm, do đó gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không nên xếp chồng và dọn dẹp giường ngay sau khi ngủ dậy, nhưng lật chăn ra, để mặt trong của chăn ra ngoài, và mở cửa và cửa sổ để thông gió, sau đó gấp chăn sau khi giặt.
6. Không mở rèm cửa
Để nhanh chóng và hoàn toàn thức dậy khỏi giấc ngủ, tốt nhất nên mở rèm cửa trước, để ánh nắng chiếu vào, đưa ra tín hiệu sinh học.
Tại thời điểm này, cơ thể ngừng melatonin ứ mật. Mở cửa sổ và hít một vài ngụm không khí trong lành, cung cấp đủ oxy cho não để tăng tốc não.
An An (Dịch theo QQ)
- Bệnh nhi được chuyển đến BV cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái toàn thân, suy hô hấp, suy tuần hoàn, hết sức nguy kịch.
" alt=""/>Muốn sống lâu, tuyệt đối tránh làm 6 hành động này vào buổi sángThông tin về kết quả triển khai kết nối chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước trên quy mô quốc gia thông qua nền tảng NDXP trong thời gian qua, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, đến nay tổng số hệ thống đã kết nối với nền tảng NDXP là 220 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị. Trong đó, có 85 nền tảng LGSP của bộ, ngành, địa phương; 5 cơ sở dữ liệu (CSDL) và 9 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Thống kê cũng cho thấy, tính từ đầu năm 2021 đến nay, tổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng NDXP đã là 64.023.858. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 10/2021, tổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng NDXP đã là 18.530.176, tăng gấp hơn 3 lần so với tháng 9.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước bước đầu phát huy hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, hàng ngày có khoảng 200.000 giao dịch thông qua Nền tảng NDXP.
Tuy nhiên, theo Cục Tin học hóa, việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của các bộ, ngành, địa phương, chưa phát huy tối đa giá trị của các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn phản ánh có những khó khăn, vướng mắc trong kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Trong đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử tháng 10, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử (nay là Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số), Bộ TT&TT cũng đã chỉ rõ: Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế.
Các bộ, tỉnh cần ưu tiên kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ chuyển đổi số
Nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho hay, trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ quan điểm phát triển dữ liệu trong Chính phủ số, đó là: “Dữ liệu là tài nguyên mới. Cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu”.
Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dữ liệu từ các CSDL quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương sẽ giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu.
Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp sẽ không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước; và tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
“Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là một trong các nội dung chính được Bộ TT&TT sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm”, đại diện Cục Tin học hóa cho biết thêm.
![]() |
Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu là một trong các nội dung được Bộ TT&TT sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm (Ảnh minh họa) |
Để tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu thời gian tới, Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương ưu tiên, tập trung kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ chuyển đổi số.
Cụ thể, với các bộ, ngành chủ quản các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương, Bộ TT&TT đề nghị rà soát, xác định danh sách các CSDL, hệ thống thông tin hiện đang sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu; xác định dữ liệu có thể chia sẻ; xác định lộ trình, đầu mối triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu; đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị về kết nối, chia sẻ dữ liệu cho các bộ, ngành, địa phương.
Song song đó, phối hợp với Bộ TT&TT đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả của các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thông qua Nền tảng NDXP.
Đối với các bộ, ngành, địa phương khai thác dữ liệu, Bộ TT&TT đề nghị ưu tiên nguồn lực triển khai kết nối, có lộ trình đưa vào khai thác chính thức ngay trong năm 2021 các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương đã kết nối vào Nền tảng NDXP để đáp ứng nhu cầu thực tế của mình.
Trong đó, đến ngày 1/12 tới, các bộ, ngành hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng tối thiểu các dịch vụ dữ liệu của 2 hệ thống là CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Vietnam Post; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng tối thiểu các dịch vụ dữ liệu của 4 hệ thống gồm: CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Vietnam Post.
Vân Anh
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước đã nhấn mạnh vào “dữ liệu số”, thể hiện tinh thần dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển hướng tới Chính phủ số.
" alt=""/>Chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế